Trong trường hợp tìm được chính xác kho báu ở Bình Thuận, người dân phát hiện có được chia phần?
Ông
Huỳnh Văn Điển, Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong thông tin cho Đất Việt
rằng, hiện cơ quan chức năng đang kiểm tra thông tin từ người cung cấp
các tài liệu liên quan đến kho vàng ở Núi Tàu (xã Phước Thể, huyện Tuy
Phong, Bình Thuận).
UBND xã
Phước Thể đã ghi nhận các thông tin ban đầu từ phía người dân cung cấp
liên quan đến kho vàng ở Núi Tàu. Tuy nhiên, các thông tin này còn mơ
hồ, cần có sự xác minh rõ ràng hơn từ phía các cơ quan chức năng.
Lãnh đạo UBND xã Phước Thể đi thực địa kho báu ở Núi Tàu, trưa 4/3. |
Người
đi tìm kho báu cho rằng họ có tài liệu liên quan tới kho báu này và
mong muốn tìm ra, sau đó yêu cầu các cơ quan Nhà nước quản lý bảo vệ và
xử lý theo quy định của pháp luật.
Tìm ra kho vàng ở Bình Thuận, người phát hiện có được chia phần? |
"Theo quy định của nhà nước, khi
có công dân đến khai báo tìm thấy báu vật, tài nguyên quý hiếm thì
chính quyền ghi nhận và báo cáo lên cấp trên. Do vậy cúng tôi chỉ đạo xã
cứ ghi nhận, lập biên bản.
Người
đi tìm kho báu tự cung cấp thông tin mà mình có, cam đoan vị trí xác
định là chính xác còn thông tin này có chính xác, đáng tin hay không thì
các cơ quan chức năng phải có hướng xử lý thêm 1 bước nữa", ông Điển
cho biết.
Chủ tịch UBND huyện
Tuy Phong cũng cho hay: "Trong trường hợp người dân tìm được chính xác
kho báu, theo các quy định của pháp luật, người tìm ra kho vàng cũng
được chia theo một tỉ lệ nhất định".
Về
phía người dân, có những ý kiến khác nhau về các tài liệu của người
khai thác mới. Có người tỏ ra quá ngán ngẩm khi biết có thêm một người
đòi đi tìm kho báu, chuyện từ cả 20 năm trước cũng từng hy vọng tìm được
nhưng vẫn không tìm ra.
Có
những người thì tò mò và nghi ngờ về các thông tin kho báu, khi vị trí
của kho vàng lần này được người dân đưa ra có vị trí gần nơi được nghi
là kho vàng ông Trần Văn Tiệp xác nhận.
Người đã hơn 100 tuổi vẫn trăn trở về kho báu hơn 4.000 tấn của Phát-xít Nhật. |
Trên
một tờ báo, trao đổi về thông tin có người cung cấp tài liệu về kho báu
gần nơi ông Trần Văn Tiệp (101 tuổi, trú Q.Phú Nhuận, TP.HCM) nghi ngờ
trước đó, ông Tiệp nhanh chóng bác bỏ thông tin này, cho rằng đó là
thông tin thiếu khoa học, thiếu cơ sở chứng cứ.
Theo
cụ Tiệp, khi đó nếu có chôn kho vàng quân đội Nhật sẽ lấp bằng đá, chứ
không thể là bê tông. Về vị trí mà người mới trình báo cho là cửa kho
báu, theo cụ Tiệp “chỗ đó trước đây là biển” không thể chôn kho vàng vì
sóng đánh trôi ra biển ngay.
“Muốn
xác định có vàng hay không phải dùng máy móc tiên tiến của thế giới để
đo mới biết. Tôi đã nhiều lần đo khu vực này rồi, không có đâu. Nó không
bao giờ chôn ở đó…”, cụ Tiệp nói.
Người
từng bỏ nửa đời để tìm tòi tài liệu và thực địa kho báu nhận định: "Anh
này nếu khẳng định thì phải chứng minh bằng máy móc, khoa học, chứ
không thể nói miệng như thế. Nếu có vàng, anh cứ bỏ tiền ra trước đi,
tìm cho thấy đi. Nếu thấy Nhà nước sẽ trả lại công sức của anh, không có
gì phải lo….”.
Anh Trần
Phương Hồng, con trai út của cụ Tiệp cho hay, anh sẽ ra Bình Thuận để
gặp lãnh đạo Sở VH-TT-DL bàn tiếp công việc liên quan đến tìm kiếm kho
vàng mà trước đây cha anh đã làm, đồng thời anh cũng cảnh báo một số
chiêu thức để mọi người không bị rơi vào câu chuyện huyễn hoặc.
Theo
anh Hồng, mới đây khi UBND tỉnh quyết định dừng việc tìm kiếm, vẫn có
người gọi cho cụ Tiệp xin được gặp để bàn tiếp việc tìm kiếm, nhưng cụ
Tiệp từ chối hợp tác.
“Có thể
người ta muốn nhân sự kiện này để kêu gọi đầu tư. Cái này phải cảnh
giác vì ba tôi quá rành rẽ chuyện này rồi. Nhiều lần họ gọi cho tôi nói
muốn được liên kết với ba tôi tìm kiếm. Nhưng họ chỉ muốn lợi dụng ba
tôi để kêu gọi tiền bạc. Ba tôi từ chối ngay từ đầu”, anh Trần Phương
Hồng kể.
Nguồn: Đất Việt
Đăng nhận xét