Theo VOZ:
Chuyện thứ mười sáu: Chia ra
Đêm đó, tôi cố gắng suy nghĩ, chắp nối nhưng điều nhỏ nhặt nhất để tất cả hình thành một xâu chuỗi hợp lý. Tôi không thể đoán hẳn nó ra, chỉ lờ mờ đoán được mọi chuyện đều có chung một điểm, ngoài chúng tôi ra thì còn có vô số người khác đã bí mật đến đất này, đồng minh có, thù có, nhưng tất cả đều đến vì một thứ báu vật nào đó, và người nắm bí mật về báu vật đó rất có thể là thằng Việt, và mỗi người chúng tôi lại nắm giữ một mảnh ghép quan trọng, rồi sớm hay muộn cũng sẽ có một vụ tranh chấp xảy ra.
Nhưng bản tính tôi suy nghĩ thì nhiều mà bám theo suy nghĩ đó thì kém cỏi, càng nghĩ càng rối như canh hẹ, tôi quyết định là không nghĩ nữa, mặc cho nó ra sao thì ra, quân đến tướng đỡ, nước đến đắp bờ. Đứng chán chê dưới hiên, tôi lại chui tọt lên phòng ngủ. Nằm thiu thiu một lúc bỗng người tôi lâng lâng, mê mê tỉnh tỉnh, có cảm giác như ai đó mở cửa phòng bước vào. Tôi vội mở mắt ra nhìn, co duỗi tay chân xem sao, may quá không phải là bóng đè. Quay sang trái thấy vợ tôi vẫn nằm ngủ bên cạnh, tôi yên tâm hẳn, đặt người xuống ngủ tiếp. Bỗng nhiên sống lưng lạnh toát, tôi lại căng mắt ra nhìn xung quanh, hỏi: "Ai đó?". Không có tiếng trả lời. Chợt trong bóng tối mờ mờ, tôi nhận ra có một bóng người đang từ từ tiến lại gần giường, hoảng quá tôi vội lay vai gọi vợ dậy, nhưng nàng vẫn ngủ im không biết gì, tôi thầm nghĩ: " Hỏng rồi! Hôm nay là cái ngày gì mà mình gặp lắm chuyện thế nhỉ?". Rồi bóng người đó từ từ tiến lại gần tôi, lúc này nhìn rõ là một người đàn ông mặc giáp phục, mũ trụ đầy đủ, tay vác kích lăm lăm sấn vào. Người này không to cao cho lắm, còn thấp hơn thằng D, nhưng mặt mũi oai vệ, hai mắt tinh anh, gờ mày nhô cao, sống mũi thẳng, quai hàm bạnh, rất ra dáng nhà tướng. Ông tướng đó lại gần, bỗng cầm cán kích gõ vào trán tôi đau điếng, tôi kêu to lên nhưng hình như chẳng ai hay biết cả. Ông ta dí sát mặt vào mặt tôi, nói mà phả ra hơi lạnh ngắt:
- Giả mù giả điếc chứ có phải mù điếc thật đâu. Can gì mà cứ cố chấp thế?
Rồi ông tướng đó bước ra khỏi phòng, kéo cửa cái sầm. Nghe tiếng: "Sầm!", tôi giật cả mình, hét toáng lên, bỗng nhiên thấy quanh mình là sáng, vợ mình thì choàng dậy lay vai hỏi có chuyện gì. À thì ra là mơ, nhưng sao thật đến vậy? Tôi dậy đánh răng rửa mặt, ra ngoài vườn hóng mát, lòng vẫn lấp lửng giữa mê và thực. Hôm đó lúc ăn cơm, mọi người có hỏi tôi sao tự nhiên hét lên thế, tôi mới đem chuyện tối qua ra trả lời, nhưng giấu nhẹm chuyện bị cô gái áo đen khống chế và chuyện về ông già có nụ cười bí hiểm. Ông Bách trấn an tôi:
- Chắc tại tối qua trước khi đi ngủ có xem phim cổ trang, lại thêm tinh thần mỏi mệt nên sinh ra vậy. Chuyện mộng mị vốn hư hư thực thực, để tâm nhiều lại mau già đi.
Tôi vâng dạ rồi thôi, nhưng lòng vẫn băn khoăn suy nghĩ về câu nói lặp đi lặp lại. Tối hôm đó, cả đám đang ngồi chơi cá ngựa thì bỗng đâu có giọng hát văng vẳng vọng vào, tắt tiếng TV đi, lắng tai nghe thì bài vè nghe cứ u u a a, chẳng rõ đâu vào với đâu, mọi người lại ngồi chơi tiếp. Ai cũng bảo là nghe rào rào như loa hỏng, chẳng ra đâu vào đâu, chắc hội trẻ con, thanh niên nhà hàng xóm nghịch hỏng giàn Karaoke rồi. Duy chỉ có tôi là vẫn nghe rõ mồn một bài hát đó, trong đó có câu:
- "….Ai theo ông đồ Chiểu, mù mà nhin sự đời, ai học cụ Tam Nguyên, chỉ mong sao giả điếc. Mù mù điếc điếc, ai biết ai hay…!"
Lại là mù và điếc, rốt cục thì người nào muốn tôi theo ý vậy, xem ra không có ác ý gì với tôi, năm lần bảy lượt nhắc nhở tôi biết thân biết phận mà tránh đi. Băn khoăn mãi vẫn không nghĩ ra gì, thốt nhiên ngoài đường làng có tiếng hò reo phấn khởi, người dân lũ lượt đổ ra đường đông như hội. Tôi và thằng D chạy ra xem, kêu mọi người ở lại ngồi chơi, lát là hai thằng về, đi lắm cũng vô ích. Tôi với nó hòa vào đoàn người, thấy trong đám có người mang dao rựa, có người mang rổ rá, xô chậu, có vẻ như là đi chia chác cái gì đó. Chợt uỵch một tiếng, ai đó chạy ngược chiều đâm sầm vào ngực thằng D, ngã lăn ra, thằng D vội kéo người đó dậy, là chú H hội thợ săn, chú H hổn hà hổn hể nói:
- May quá, đang len vào chỗ chúng mày để thông báo tin mừng.
Tôi hỏi:
- Mừng cái gì mới được chứ ?
Chú H cười khà khà, vỗ ngực:
- Bọn tao lập mưu dụ con lươn kia thò một phần người lên bờ ăn mồi, rồi mấy ông từ trên nóc đứng chực sẵn bắn súng phóng lao xuống, gim chặt nó xuống đất. Nó giãy mà càng giãy thì càng rách thân rộng ra, đuối qua nằm ngáp, lúc đó hai ông Q và D mới chạy thuyền, bung lưới sắt ra kéo phần thân dưới nước của nó lên bờ. Chao ôi nó to và dài dã man! Bây giờ đang bu lại xem rồi chụp ảnh kìa, tý nữa còn cắt thịt nó chia ra nữa. Chúng mày đến nhanh đi kẻo hết.
Nghe nói vậy thì hai thằng kinh ngạc vô cùng, không còn tin vào tai mình nữa. Chạy hộc tốc đến chỗ bắt con lươn, may nhờ có thằng D to khỏe chen trước mở đường mà tôi đi dễ dàng. Lúc đến nơi, thấy xấp xấp chỗ nước gần bờ có một con vật đen nhẫy, dài ngoằng đang nằm, bên trên bị phủ một tấm lưới sắt nặng, khắp người găm mấy mũi lap ngạch, trên đầu có sáu bảy vết chém. Xung quanh nó, người ta đứng chụp ảnh, tạo dáng đủ kiểu, "lều báo" nghe tin cũng đến mổ xẻ, phỏng vẫn mấy ông thợ săn. Chắc ngày mai kiểu gì chẳng có tin sốc. Len lõi mãi hai thằng mới vào sát được, chăm chú nhìn kĩ con lươn. Đúng là nó to thật, cái mồm ngoác như thế này với cặp mắt ti hí không tròng thì không chệch đi đâu được, nhưng sao trông nó cứ khang khác thế nào! Thằng D bỗng quay sang tôi thì thào:
- Hình như không phải nó mày ạ!
Tôi hỏi:
- Giống ý tao. Nhưng sao mày nhận ra?
Nó trả lời:
- Hôm nọ lúc tao cầm côn của mày vụt vào đầu nó ý, tao nhớ rõ chỗ tao vụt xuống có hoa trăng trăng kiểu camo, mà mắt nó có vết sẹo nữa, cái mồm cũng to hơn thế này, chẳng phải lúc đó nó đớp ngang mà suýt gọn người thằng Việt còn gì. Mà thằng Việt thì cao đến mang tai tao,đớp nó thế thì chắc mồm phải to đáng kể.
Nghe nó nói tôi thấy rất có lí, còn đang chăm chú nhìn tiếp thì tự nhiên con lươn mở trừng mắt ra, quẫy mạnh. Đám đông hét toáng lên rồi nháo nhào chạy dạt ra, mầy ông thợ săn thì lăn xả vào chém, đâm cho kì chết hẳn. Bỗng con lươn há mồm ngáp, kêu è è mấy tiếng rồi rú lên, cuối cùng là gục hẳn xuống, người giật giật. Thấy con lươn chết hẳn, cả đám gào ầm lên, reo hò điên cuồng, mấy ông thợ săn thì đứng ra tận chỗ nước nông, nửa người trên nửa người dưới nước, tay giương cao súng, dao, cười toe toét cho lều báo chụp ảnh. Bỗng nhiên ngoài sông sóng cồn kinh khủng, vỗ oàm oạp vào bờ, rồi một cái đuôi vung lên quất mạnh xuống, nước bắn tung tóe cả. Ngay sau đó là tiếng kêu thất thanh của một thợ săn bị kéo chìm ngỉm xuống, không kịp sủi cả tăm. Dân làng sợ hãi kéo nhau chạy cả, lều báo vứt cả máy ảnh chạy bán sống bán chết, mấy ông thợ săn lội nước cố lên bờ thật nhanh, lúc sắp vào bờ thì một ông nữa lại bị kéo tụt lại không kêu được tiếng nào. Thằng D và tôi chạy như điên về nhà, chân lướt không chạm đất, còn không thèm ngoài cổ nhìn đằng sau. Trên đường đi, có người ngã ra thì bị đám sau dẫm lên, kêu giời kêu đất, có mấy người thì bị thằng D chạy hăng quá ủi đổ, lăn lông lốc ra vệ đường.
Lúc hai thằng chạy vào đến sân nhà thì đập vào mắt là một cảnh tượng tan hoang. Thằng Việt và ông Bách đang ngồi chống kiếm gỗ thở phì phò bên mép ao, vợ tôi với Ngọc Anh thì khóc sướt mướt, ôm chặt hai đứa nhỏ, hai đứa bé sợ quá không khóc ra thành tiếng được. Khắp sân là cành cây gãy, chậu hoa đổ vỡ, gạch ngói, mảnh sành vỡ rãi đầy ra đó.
……..Tobe Continued……..
Đêm đó, tôi cố gắng suy nghĩ, chắp nối nhưng điều nhỏ nhặt nhất để tất cả hình thành một xâu chuỗi hợp lý. Tôi không thể đoán hẳn nó ra, chỉ lờ mờ đoán được mọi chuyện đều có chung một điểm, ngoài chúng tôi ra thì còn có vô số người khác đã bí mật đến đất này, đồng minh có, thù có, nhưng tất cả đều đến vì một thứ báu vật nào đó, và người nắm bí mật về báu vật đó rất có thể là thằng Việt, và mỗi người chúng tôi lại nắm giữ một mảnh ghép quan trọng, rồi sớm hay muộn cũng sẽ có một vụ tranh chấp xảy ra.
Nhưng bản tính tôi suy nghĩ thì nhiều mà bám theo suy nghĩ đó thì kém cỏi, càng nghĩ càng rối như canh hẹ, tôi quyết định là không nghĩ nữa, mặc cho nó ra sao thì ra, quân đến tướng đỡ, nước đến đắp bờ. Đứng chán chê dưới hiên, tôi lại chui tọt lên phòng ngủ. Nằm thiu thiu một lúc bỗng người tôi lâng lâng, mê mê tỉnh tỉnh, có cảm giác như ai đó mở cửa phòng bước vào. Tôi vội mở mắt ra nhìn, co duỗi tay chân xem sao, may quá không phải là bóng đè. Quay sang trái thấy vợ tôi vẫn nằm ngủ bên cạnh, tôi yên tâm hẳn, đặt người xuống ngủ tiếp. Bỗng nhiên sống lưng lạnh toát, tôi lại căng mắt ra nhìn xung quanh, hỏi: "Ai đó?". Không có tiếng trả lời. Chợt trong bóng tối mờ mờ, tôi nhận ra có một bóng người đang từ từ tiến lại gần giường, hoảng quá tôi vội lay vai gọi vợ dậy, nhưng nàng vẫn ngủ im không biết gì, tôi thầm nghĩ: " Hỏng rồi! Hôm nay là cái ngày gì mà mình gặp lắm chuyện thế nhỉ?". Rồi bóng người đó từ từ tiến lại gần tôi, lúc này nhìn rõ là một người đàn ông mặc giáp phục, mũ trụ đầy đủ, tay vác kích lăm lăm sấn vào. Người này không to cao cho lắm, còn thấp hơn thằng D, nhưng mặt mũi oai vệ, hai mắt tinh anh, gờ mày nhô cao, sống mũi thẳng, quai hàm bạnh, rất ra dáng nhà tướng. Ông tướng đó lại gần, bỗng cầm cán kích gõ vào trán tôi đau điếng, tôi kêu to lên nhưng hình như chẳng ai hay biết cả. Ông ta dí sát mặt vào mặt tôi, nói mà phả ra hơi lạnh ngắt:
- Giả mù giả điếc chứ có phải mù điếc thật đâu. Can gì mà cứ cố chấp thế?
Rồi ông tướng đó bước ra khỏi phòng, kéo cửa cái sầm. Nghe tiếng: "Sầm!", tôi giật cả mình, hét toáng lên, bỗng nhiên thấy quanh mình là sáng, vợ mình thì choàng dậy lay vai hỏi có chuyện gì. À thì ra là mơ, nhưng sao thật đến vậy? Tôi dậy đánh răng rửa mặt, ra ngoài vườn hóng mát, lòng vẫn lấp lửng giữa mê và thực. Hôm đó lúc ăn cơm, mọi người có hỏi tôi sao tự nhiên hét lên thế, tôi mới đem chuyện tối qua ra trả lời, nhưng giấu nhẹm chuyện bị cô gái áo đen khống chế và chuyện về ông già có nụ cười bí hiểm. Ông Bách trấn an tôi:
- Chắc tại tối qua trước khi đi ngủ có xem phim cổ trang, lại thêm tinh thần mỏi mệt nên sinh ra vậy. Chuyện mộng mị vốn hư hư thực thực, để tâm nhiều lại mau già đi.
Tôi vâng dạ rồi thôi, nhưng lòng vẫn băn khoăn suy nghĩ về câu nói lặp đi lặp lại. Tối hôm đó, cả đám đang ngồi chơi cá ngựa thì bỗng đâu có giọng hát văng vẳng vọng vào, tắt tiếng TV đi, lắng tai nghe thì bài vè nghe cứ u u a a, chẳng rõ đâu vào với đâu, mọi người lại ngồi chơi tiếp. Ai cũng bảo là nghe rào rào như loa hỏng, chẳng ra đâu vào đâu, chắc hội trẻ con, thanh niên nhà hàng xóm nghịch hỏng giàn Karaoke rồi. Duy chỉ có tôi là vẫn nghe rõ mồn một bài hát đó, trong đó có câu:
- "….Ai theo ông đồ Chiểu, mù mà nhin sự đời, ai học cụ Tam Nguyên, chỉ mong sao giả điếc. Mù mù điếc điếc, ai biết ai hay…!"
Lại là mù và điếc, rốt cục thì người nào muốn tôi theo ý vậy, xem ra không có ác ý gì với tôi, năm lần bảy lượt nhắc nhở tôi biết thân biết phận mà tránh đi. Băn khoăn mãi vẫn không nghĩ ra gì, thốt nhiên ngoài đường làng có tiếng hò reo phấn khởi, người dân lũ lượt đổ ra đường đông như hội. Tôi và thằng D chạy ra xem, kêu mọi người ở lại ngồi chơi, lát là hai thằng về, đi lắm cũng vô ích. Tôi với nó hòa vào đoàn người, thấy trong đám có người mang dao rựa, có người mang rổ rá, xô chậu, có vẻ như là đi chia chác cái gì đó. Chợt uỵch một tiếng, ai đó chạy ngược chiều đâm sầm vào ngực thằng D, ngã lăn ra, thằng D vội kéo người đó dậy, là chú H hội thợ săn, chú H hổn hà hổn hể nói:
- May quá, đang len vào chỗ chúng mày để thông báo tin mừng.
Tôi hỏi:
- Mừng cái gì mới được chứ ?
Chú H cười khà khà, vỗ ngực:
- Bọn tao lập mưu dụ con lươn kia thò một phần người lên bờ ăn mồi, rồi mấy ông từ trên nóc đứng chực sẵn bắn súng phóng lao xuống, gim chặt nó xuống đất. Nó giãy mà càng giãy thì càng rách thân rộng ra, đuối qua nằm ngáp, lúc đó hai ông Q và D mới chạy thuyền, bung lưới sắt ra kéo phần thân dưới nước của nó lên bờ. Chao ôi nó to và dài dã man! Bây giờ đang bu lại xem rồi chụp ảnh kìa, tý nữa còn cắt thịt nó chia ra nữa. Chúng mày đến nhanh đi kẻo hết.
Nghe nói vậy thì hai thằng kinh ngạc vô cùng, không còn tin vào tai mình nữa. Chạy hộc tốc đến chỗ bắt con lươn, may nhờ có thằng D to khỏe chen trước mở đường mà tôi đi dễ dàng. Lúc đến nơi, thấy xấp xấp chỗ nước gần bờ có một con vật đen nhẫy, dài ngoằng đang nằm, bên trên bị phủ một tấm lưới sắt nặng, khắp người găm mấy mũi lap ngạch, trên đầu có sáu bảy vết chém. Xung quanh nó, người ta đứng chụp ảnh, tạo dáng đủ kiểu, "lều báo" nghe tin cũng đến mổ xẻ, phỏng vẫn mấy ông thợ săn. Chắc ngày mai kiểu gì chẳng có tin sốc. Len lõi mãi hai thằng mới vào sát được, chăm chú nhìn kĩ con lươn. Đúng là nó to thật, cái mồm ngoác như thế này với cặp mắt ti hí không tròng thì không chệch đi đâu được, nhưng sao trông nó cứ khang khác thế nào! Thằng D bỗng quay sang tôi thì thào:
- Hình như không phải nó mày ạ!
Tôi hỏi:
- Giống ý tao. Nhưng sao mày nhận ra?
Nó trả lời:
- Hôm nọ lúc tao cầm côn của mày vụt vào đầu nó ý, tao nhớ rõ chỗ tao vụt xuống có hoa trăng trăng kiểu camo, mà mắt nó có vết sẹo nữa, cái mồm cũng to hơn thế này, chẳng phải lúc đó nó đớp ngang mà suýt gọn người thằng Việt còn gì. Mà thằng Việt thì cao đến mang tai tao,đớp nó thế thì chắc mồm phải to đáng kể.
Nghe nó nói tôi thấy rất có lí, còn đang chăm chú nhìn tiếp thì tự nhiên con lươn mở trừng mắt ra, quẫy mạnh. Đám đông hét toáng lên rồi nháo nhào chạy dạt ra, mầy ông thợ săn thì lăn xả vào chém, đâm cho kì chết hẳn. Bỗng con lươn há mồm ngáp, kêu è è mấy tiếng rồi rú lên, cuối cùng là gục hẳn xuống, người giật giật. Thấy con lươn chết hẳn, cả đám gào ầm lên, reo hò điên cuồng, mấy ông thợ săn thì đứng ra tận chỗ nước nông, nửa người trên nửa người dưới nước, tay giương cao súng, dao, cười toe toét cho lều báo chụp ảnh. Bỗng nhiên ngoài sông sóng cồn kinh khủng, vỗ oàm oạp vào bờ, rồi một cái đuôi vung lên quất mạnh xuống, nước bắn tung tóe cả. Ngay sau đó là tiếng kêu thất thanh của một thợ săn bị kéo chìm ngỉm xuống, không kịp sủi cả tăm. Dân làng sợ hãi kéo nhau chạy cả, lều báo vứt cả máy ảnh chạy bán sống bán chết, mấy ông thợ săn lội nước cố lên bờ thật nhanh, lúc sắp vào bờ thì một ông nữa lại bị kéo tụt lại không kêu được tiếng nào. Thằng D và tôi chạy như điên về nhà, chân lướt không chạm đất, còn không thèm ngoài cổ nhìn đằng sau. Trên đường đi, có người ngã ra thì bị đám sau dẫm lên, kêu giời kêu đất, có mấy người thì bị thằng D chạy hăng quá ủi đổ, lăn lông lốc ra vệ đường.
Lúc hai thằng chạy vào đến sân nhà thì đập vào mắt là một cảnh tượng tan hoang. Thằng Việt và ông Bách đang ngồi chống kiếm gỗ thở phì phò bên mép ao, vợ tôi với Ngọc Anh thì khóc sướt mướt, ôm chặt hai đứa nhỏ, hai đứa bé sợ quá không khóc ra thành tiếng được. Khắp sân là cành cây gãy, chậu hoa đổ vỡ, gạch ngói, mảnh sành vỡ rãi đầy ra đó.
……..Tobe Continued……..
Đăng nhận xét